Chính trị San_Marino

Bài chi tiết: Chính trị San Marino

San Marino là nước cộng hòa dân chủ đại diện và đa đảng: với hai vị Nhiếp chính là người đứng đầu của nhà nước và chính phủ, Vị nhiếp chính thứ nhất đứng đầu Chính phủ kiêm nhiệm vị trí Bộ trưởng Ngoại giao, lo về các vấn đề chính trị của đất nước. Vị nhiếp chính thứ hai lãnh đạo Nhà nước. Quyền hành pháp thuộc về chính phủ. Quyền lập pháp thuộc cả chính phủHội đồng nhân dân (quốc hội). Tư pháp độc lập với hành phápcơ quan lập pháp.

San Marino ban đầu được dẫn dắt bởi các Arengo, hình thành từ người đứng đầu của mỗi gia đình. Trong thế kỷ XIII, quyền lực đã được trao cho Hội đồng nhân dân. Năm 1243, hai vị nhiếp chính đầu tiên đã được đề cử bởi Hội đồng. Đến năm 2010, phương pháp được đề cử vẫn còn sử dụng.

Cơ quan lập pháp của nền cộng hòa San Marino Hội đồng nhân dân (Consiglio grande e Generale). Hội đồng này là một cơ quan lập pháp đơn viện với 60 thành viên. Có cuộc bầu cử năm năm một lần đại diện tỷ lệ trong tất cả chín huyện hành chính. Các quận, huyện (thị trấn) tương ứng với các giáo xứ cũ của nền cộng hòa.

Công dân từ 18 tuổi trở lên có đủ điều kiện để bỏ phiếu. Bên cạnh pháp luật nói chung, Hội đồng nhân dân còn có quyền phê duyệt ngân sách và bầu các vị nhiếp chính, người đứng đầu Hội đồng nhân dân, Hội đồng 12 người (mà hình thức \ là chi nhánh tư pháp trong cơ quan lập pháp của Hội đồng), các Uỷ ban Tư vấn, và Chính phủ Liên hiệp. Hội đồng cũng có quyền phê chuẩn các điều ước quốc tế với các nước khác. Hội đồng được chia thành năm Uỷ ban Tư vấn khác nhau bao gồm mười lăm thành viên hội đồng để kiểm tra, đề xuất và thảo luận về việc thực hiện pháp luật mới trên các cuộc đề nghị của Hội đồng.

Mỗi 6 tháng, Hội đồng nhân dân lại bầu hai nhiếp chính là người đứng đầu của nhà nướcchính phủ. Nhiếp chính được lựa chọn từ các bên đối lập để có một sự cân bằng quyền lực giữa các đảng phái. Họ phục vụ một nhiệm kỳ sáu tháng. Lễ tuyên thệ nhậm chức của hai vị nhiếp chính diễn ra vào ngày 1 tháng 4 và ngày 1 tháng 10 hàng năm. Sau khi nhậm chức, công dân có ba ngày để khiếu nại về hoạt động của hai vị nhiếp chính.

San Marino là một nước cộng hòa dân chủ đa đảng. Hai đảng chính là Đảng Dân chủ Kitô giáo San Marino (PDC) và Đảng Xã hội Dân chủ PSD (đảng này một sự hợp nhất của Đảng Xã hội San Marino và Đảng Cộng sản San Marino). Chưa có bất kỳ đảng nào giành thắng lợi tuyệt đối để tự thành lập chính phủ, và hầu hết các chính phủ San Marino được điều hành bởi liên minh giữa hai đảng này. Trong cuộc bầu cử năm 2006, PSD đã giành được 20 ghế trong Hội đồng nhân dân và hiện đang điều chỉnh việc liên minh với đảng Dân chủ Kitô giáo San Marino.

Ý là quốc gia chịu trách nhiệm về quốc phòng và cung cấp các viện trợ về nhiều mặt hàng năm cho San Marino.